VFX đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên thước phim, sống động mà ngoài đời thực khó có thể thực hiện được. Nói cách khác, VFX được ví như “Cánh tay đắc lực” trong quá trình tạo ra sản phẩm trong lĩnh vực Truyền thông giải trí. Vậy VFX là gì, tham khảo nay bài viết dưới đây của My Media.
Xem ngay: Sản xuất phim doanh nghiệp sáng tạo ấn tượng
VFX là gì?
VFX là viết tắt của Visual Effect hay còn được gọi là hiệu ứng kỹ xảo hình ảnh, là tổng hợp các quy trình mà trong đó, hình ảnh, kỷ xảo được tạo ra có sự biến đổi so với cảnh quay thật tại phim trường. Thay vì yêu cầu các diễn viên phải thực hiện cảnh quay hành động, kết hợp cảnh cháy nổ có độ nguy hiểm cao, các nhà làm phim sẽ sử dụng VFX để giả lập hiệu ứng hình ảnh, môi trường nhằm giải quyết vấn đề an toàn, tiết kiệm chi phí sản xuất cho với việc dựng cảnh quay tại phim trường như cách thức truyền thống.
Cụ thể, để tạo ra một hiệu ứng kỹ xảo hình ảnh, các nhà làm phim sẽ sử dụng hình ảnh do máy tính tạo ra (CGI), áp dụng phương pháp Previs trong sản xuất VFX để tạo lập hình ảnh, hiệu ứng trên nền cảnh quay bằng phông xanh.
Các loại kỹ thuật hiệu ứng VFX phổ biến
1. CGI – Computer Generated Imagery
CGI – Computer Generated Imagery là thuật ngữ dùng để mô tả kỹ thuật VFX được tạo ra bằng phần mềm máy tính. Các hình ảnh đồ họa máy tính dưới dạng 2D, 3D đều được gọi là CGI. Trong đó, Modeling là quy trình được nhắc đến nhiều nhất trong CGI. Đây là quá trình tạo hình nhân vật, bối cảnh cho các bộ phim điện ảnh hoặc các video. CGI VFX được nhận biết dễ dàng khi kỹ thuật viên sử dụng chúng để tạo ra các nhân vật, các bối cảnh không có thật hoặc khó tìm thấy ở đời thật như: hình ảnh quái vật, một khu rừng bí ẩn, sân vận động với hàng triệu khán giả đang cổ vũ. Bên cạnh đó CGI còn có thể giúp cho một diễn viên trông già hơn, trẻ hơn tuổi thật, thậm chí là béo hoặc gầy hơn so với vóc dáng bên ngoài.
2. Compositing
Compositing là công đoạn kết hợp hình ảnh được tạo ra bởi VFX và cảnh quay tại phim trường, giúp cho người xem có cảm giác như tất cả cảnh quay trong phim đều được thực hiện trên cùng một góc quay, có màu sắc, ánh sáng phù hợp.
Compositing có nhiều công đoạn, bao gồm: Rotoscoping, Keying, Matchmoving, Matte Painting, Tracking, Rig Removal và CGI Compositing. Những người làm Compositing phải thực sự tài này, có kiến thức về sắc độ, ánh sáng mới có thể làm nên thước phim tự nhiên, khiến người xem tin rằng tất cả những gì họ nhìn thấy đều được quay thực tế tại phim trường.
3. Motion Capture (Mocap)
Motion Capture hay còn gọi là Mocap. Đây được biết đến là công nghệ bắt chuyển động của người hoặc vật, sau đó đưa vào máy tính xử lý. Sản phẩm cuối cùng được tạo ra là hình ảnh chuyển động độc đáo, đặc sắc được tạo ra bởi máy tính.
Công nghệ Motion Capture chủ yếu dựa vào cảm biến hoặc thiết bị chuyên dụng dùng để bắt chuyển động được gắn trên người diễn viên. Việc gắn thiết bị này giúp cho việc ghi lại chuyển động một cách chính xác, chân thực nhất.
Phương pháp tạo chuyển động này không chỉ được gắn trên diễn viên mà còn được dùng để ghi lại chuyển động của camera, giúp cho hình ảnh của các nhân vật được cụ thể hơn trong từng góc quay.
Các phần mềm VFX thông dụng
1. Adobe After Effects
Adobe After Effects là phần mềm được sử dụng phổ biến để hậu kỳ VFX. Đây được xem là phần mềm thiết kế hiệu ứng cho video chuyên nghiệp, chuyên xử lý hậu kỳ sau khâu ghi hình để tạo ra hiệu ứng thu hút người xem cho phim, TVC quảng cáo, phim ngắn,…
2. Autodesk Maya
Autodesk Maya là một phần mềm đồ họa 3D được sử dụng để tạo ra hiệu ứng tương tác 3D đặc sắc gồm: trò chơi điện tử, phim hoạt hình, kỹ xảo điện ảnh,…Phần mềm này gồm các thiết bị hỗ trợ tạo ra chuyển động, động lực học, hoạt hình máy tính 3D, mô hình hóa,…
3. 3Ds Max
3Ds Max là phần mềm vẽ diễn hoạt 3D, có khả năng dựng mô hình vô cùng ấn tượng. Phần mềm này đi cùng với tập hợp các mô đun phần mềm ghép thêm, phù hợp ứng dụng cho những thiết kế khung cảnh mà trong đó ánh sáng, hiệu ứng bóng, hiệu ứng mưa, sương mù, phản chiếu, khói, lửa, cháy nổ…
4. Houdini
Houdini là phần mềm chuyên dùng để thiết kế 3D, tạo hiệu ứng cho phim ảnh. Nhiều hãng phim, studio sử dụng phần mềm này để tạo ra hiệu ứng VFX đặc biệt cho bộ phim của mình như: Sony Pictures, Imageworks, The Mill,…
5. Nuke
Nuke là phần mềm chuyên dụng, được sử dụng để tạo VFX cho video, phim điện ảnh. Phần mềm này được ứng dụng để thiết kế VFZ cho hàng loạt những bộ phim bom tấn của Hollywood như: Vệ Binh Dải Ngân Hà (Guardians of the Galaxy), Đấu Trường Sinh Tử: Húng Nhại (The Hunger Games: Mockingjay) ,Đại Gia Gatsby (The Great Gatsby)…Điều này chứng tỏ Nuke là một công cụ phần mềm kỹ xảo chuyên nghiệp nhất hiện nay.
Thông tin về nghề VFX
Để tạo ra cảnh quay kỹ xảo điện ảnh đặc biệt, những cảnh quay này sẽ phải được thực hiện trên phông nền xanh trước, sau đó mới được xóa phông di và thêm những chi tiết phù hợp với nội dung trong kịch bản. Theo đó, những người làm VFX sẽ thực hiện bối cảnh nhằm tạo ra thước phim với hiệu ứng chân thật nhất đến người xem.
Giai đoạn sản xuất sản phẩm VFX bao gồm:
- Tiền kỳ: người dựng phim cần hiểu được ý đồ của đạo diễn qua các khung hình. Các hiệu ứng CG, tạo mô hình, bối cảnh phim điều phải thực hiện trước đó nhằm phục vụ công tác dựng VFX.
- Hậu kỳ: nhân viên VFX ghi lại chi tiết quỹ đạo chuyển động của máy quay trong không gian 3 chiều, vẽ nền cảnh, cắt đối tượng để lồng vào ảnh, xử lý chuyển động ánh sáng, tạo giả lập không gian,…để bộ phim được hoàn chỉnh.
Những kỹ năng để trở thành chuyên viên VFX Designer
Có nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực VFX để bạn lựa chọn. Những kỹ năng được đề cập dưới đây không tập trung vào bất kỳ công cụ, phần mềm nào. Tùy theo mục đích, sở thích của từng cá nhân mà việc lựa chọn vị trí làm việc của mỗi người sẽ khác nhau. Một số kỹ năng cơ bản mà người làm VFX cần có như: Ánh sáng và bối cảnh, Thẩm mỹ thị giác, Vẽ tay, Điêu khắc và giải phẫu học, Chuyển động và cơ học, Đam mê điện ảnh, Quan sát thế giới thực, Nhiếp ảnh,…
Những vị trí chính khi làm việc trong ngành VFX
1. Art Department
Phòng kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc biến ý tưởng kịch bản thành hình ảnh. Art Department sẽ hỗ trợ các diễn viên khác nhau trong team để có thể hiểu được bối cảnh, nhân vật, lựa chọn góc quay phù hợp dựa trên hình ảnh đã được vẽ với phòng kỹ thuật.
2. Pre-Visualization
Pre-Visualization đảm nhiệm vai trò biến hình ảnh 2D trở thành phim hoạt hình 3D. Công việc này giúp cho toàn bộ team sản xuất và hậu kỳ có góc nhìn chung nhất về nội dung phim. Với khung đoạn Pre-Visualization, cameraman sẽ biết nên quay góc nào, diễn viên cần tạo hình ra sao trong quá trình quay phim.
3. Asset Department
Asset Department đảm nhận công việc tạo ra bối cảnh xung quanh như: tòa nhà, người, xe,…Công việc của bộ phận này thực hiện xuyên suốt từ tiền kỳ đến hậu kỳ, thực hiện bởi các Rigger, Modelling Artist, Texture Painters.
4. Research and Development
Research and Development là những người làm công việc nghiên cứu và phát triển, tìm hoặc tạo ra các phần mềm mới, công cụ mới để hỗ trợ quá trình sản xuất phim. Công việc này yêu cầu người thực hiện phải có hiểu biết sâu rộng về máy tính, có kỹ năng xử lý vấn đề.
5. Animation
Animation là bộ phận thực hiện công việc liên quan đến chuyển động cho các vật thể, bao gồm cả nhân vật chính và chủ thể liên quan. Công việc này giúp cho nhân vật trong phim trở nên có hồn hơn, sinh động và hấp dẫn hơn.
6. Matchmove
Matchmove là công việc sử dụng những hiệu ứng, icon,…đã có sẵn để gắn vào video, giúp cho video. Quá trình này tương tự như cách để tạo ra video hài hước bằng Apps chụp ảnh, edit video trên Smartphone.
7. Fx Simulation
Fx Simulation là bộ phận thực hiện công tác tạo ra các hiệu ứng như bụi, cát, khói, nước, lửa cho video. Đây là vị trí yêu cầu khả năng sáng tạo và kỹ thuật cao.
8. Lighting
Lighting Artist là bộ phận chịu trách nhiệm chỉnh sáng cho toàn bộ bối cảnh, từ quá trình tiền kỳ đến hậu kỳ.
9. Matte Paint
Matte Paint là những người tạo ra bối cảnh để gắn các thành phần lên sao cho mọi thứ trở nên hòa hợp với nhau, chân thực và đẹp mắt. Do đó, người làm Matte Paint phải có hiểu biết về bối cảnh, kỹ năng đồ họa chuyên sâu.
10. Rotoscoping
Rotoscoping thực hiện công việc tách người hoặc vật thể khỏi background. Mục đích của công việc này là để tách chủ thể khỏi phông xanh, gắn nhân vật vào một phông nền khác hoặc đơn thuần chỉ để chỉnh màu, thêm ánh sáng hoặc làm mờ nhân vật có chủ đích.
11. Compositing
Compositing là việc kết hợp một vật thể 3D không có thật vào video có sẵn từ trước. Những người làm Compositing cần có hiểu biết chuyên sâu về việc sử dụng màu sắc, ánh sáng và phải hiểu tâm lý, thị hiếu người xem.
Trên đây là những thông tin hữu ích VFX. Với những thông tin này, chúng tôi hy vọng rằng bạn đã hiểu VFX là gì, kịp thời cập nhật được kiến thức hữu ích về sản phẩm VFX.
My Media hy vọng rằng sẽ có cơ hội được đồng hành cùng quý khách hàng trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm/thương hiệu của doanh nghiệp. Để được tư vấn và đặt dịch vụ sản xuất phim phim quảng cáo, liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà Hàn Việt, 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0833.57.8688
Email: contact@mymedia.vn
Website: https://mymedia.vn/
My Media là đơn vị cung cấp giải pháp truyền thông hàng đầu tại Việt Nam. Với slogan “GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG NÓNG”, chúng tôi tự hào mang đến cho khách hàng dịch vụ media CHUYÊN NGHIỆP với TỐC ĐỘ trả sản phẩm nhanh nhất trên thị trường